Nguyen’s Substack
Nguyen’s Substack Podcast
Kỹ năng đọc và tư duy phản biện
0:00
-4:23

Kỹ năng đọc và tư duy phản biện

Mình xin chia sẻ cụ thể về việc đọc trong podcast, còn nội dung bên dưới chỉ là tóm tắt 1 chút thôi ạ! Mình khuyến khích bạn nghe podcast trước, sau đó đọc nội dung bên dưới ạ!

Sinh viên thường đánh giá thấp tầm quan trọng của kỹ năng đọc. Đặc biệt với sinh viên quốc tế, việc đọc khối lượng lớn các văn bản học thuật theo yêu cầu của hầu hết các khóa học là một nhiệm vụ đầy thử thách. Tuy nhiên, nếu không hoàn thành việc đọc kịp thời, sinh viên sẽ không thể tận dụng tối đa lợi ích từ các buổi giảng và tham gia thảo luận trên lớp. Rõ ràng, hầu hết các bài viết học thuật cũng yêu cầu phải có quá trình đọc sâu rộng.

Không có mô tả ảnh.

Hơn nữa, các văn bản học thuật thường chứa nhiều từ vựng và từ ngữ nguyên ngành, và được viết theo phong cách khá trang trọng. Điều này có nghĩa là người học cần áp dụng những phương pháp đọc khác biệt để xử lý lượng tài liệu lớn, điều này lại càng quan trọng hơn khi bạn đang đọc bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Thực tế là bạn không có đủ thời gian để đọc từng chữ một trong tất cả những gì đã được xuất bản về chủ đề bạn đang học.

Không có mô tả ảnh.

Tư duy phản biện:

Ngay cả khi bạn cảm thấy một tài liệu nào đó đáng tin cậy và có thể sử dụng như một nguồn tham khảo an toàn, thì việc tiếp cận nó bằng tư duy phản biện vẫn rất quan trọng. Cách tiếp cận này có thể được rèn luyện dễ nhất thông qua việc đọc, nhưng nó cũng cần thiết trong tất cả các hoạt động học thuật khác (như nghe, thảo luận và viết).

Tư duy phản biện không có nghĩa là chấp nhận một cách thụ động những gì bạn nghe hoặc đọc, mà thay vào đó là đặt câu hỏi và đánh giá nội dung một cách chủ động. Khi đọc, bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

· Ý chính của tài liệu này là gì?

· Lập luận của tác giả có được phát triển một cách logic không?

· Những ví dụ được đưa ra có phù hợp không?

· Tác giả có thiên vị hoặc chỉ đưa ra quan điểm một chiều không?

· Bằng chứng được trình bày có đáng tin cậy không?

· Lập luận này có tương đồng với tài liệu nào khác mà bạn đã đọc không?

· Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Dưới đây là ví dụ bạn có thể tham khảo cách đặt câu hỏi khi đọc một tài liệu.

Chia sẻ với mình những khó khăn bạn gặp phải trên hành trình phát triển kỹ năng đọc và viết trong môi trường học thuật nhé!

Cảm ơn bạn đã Theo dõi podcast và đọc bài viết của mình!

Discussion about this episode

User's avatar